ông trình xanh là một khái niệm không mới. Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, công trình xanh được nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên phát triển. Dù đã xuất hiện tại Việt Nam khá lâu (khoảng 10 năm) nhưng đến nay thị trường công trình xanh trong nước vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi.
Ông Trịnh Tùng Bách, Quản lý Phát triển công trình xanh của Tập đoàn Capital House đã chia sẻ với PV Batdongsan.com.vn về thực trạng phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Hoa len đẹp
Ông Trịnh Tùng Bách, Quản lý Phát triển công trình xanh của Tập đoàn Capital House
– Công trình xanh được coi là xu thế tất yếu của xã hội. Thế nhưng tại Việt Nam, số lượng công trình xanh lại khá khiêm tốn. Theo ông, vì sao các chủ đầu tư chưa mặn mà với công trình xanh?
Theo tôi, một trong những rào cản lớn đối với việc phát triển công trình xanh là vấn đề nhận thức. Rất nhiều chủ đầu tư cho rằng công trình xanh sẽ có mức chi phí cao hơn 10-30% công trình thông thường. Họ quan niệm công trình xanh vô cùng đắt đỏ và chỉ những tòa nhà hạng sang mới có thể đạt chuẩn công trình xanh. Đây là cách hiểu sai và không có cơ sở. Quá trình nghiên cứu và thực hiện, chúng tôi nhận thấy chi phí đầu tư công trình xanh chỉ tăng từ 1 đến 5%. Nhiều công trình, tiêu chí xanh được áp dụng đồng bộ ngay từ khâu thiết kế, thi công cho tới quản lý thì mức tăng chỉ là 1%.
Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này vẫn chưa có chính sách khuyến khích đầu tư công trình xanh một cách cụ thể tại Việt Nam. Các ban ngành chức năng cũng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng tương xứng với các tiêu chí xanh phù hợp với điều kiện phát triển thực tiễn nước ta hiện nay. Những rào cản này khiến các chủ đầu tư chưa mặn mà với công trình xanh.
– Như ông nói, hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện. Vậy chúng ta đang sử dụng những công cụ nào để đánh giá một công trình đạt chuẩn xanh?
Hiện nay, Việt Nam có bộ quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Đây là quy chuẩn hiện hành duy nhất về các giải pháp tiết kiệm năng lượng công trình. Mặc dù là quy chuẩn, việc thực thi các hướng dẫn trong cẩm nang này còn rất hạn chế, thậm chí rất ít được biết tới trong giới thiết kế, kiến trúc sư cho tới kĩ sư. Lý do một phần cũng là do sự phức tạp, tính khả thi chưa cao của quy chuẩn, phần nữa là sự thiếu mạnh mẽ trong quản lý đầu tư xây dựng. Tôi được biết là Bộ Xây dựng dự kiến sẽ ban hành quy chuẩn sửa đổi, dễ áp dụng hơn và có chế tài nhằm đưa quy chuẩn mới trở thành một phần không thể thiếu khi thiết kế các công trình. Đây là bước đi quan trọng và cần thiết, thể hiện quyết tâm của Bộ Xây dựng nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng trong thời gian tới.
Ngoài quy chuẩn nhà nước, chúng ta còn có hệ thống đánh giá công trình xanh Lotus do VGBC phát triển hay hệ thống đánh giá công trình sử dụng năng lượng hiệu quả EDGE của IFC.
– Thưa ông, những lợi ích cụ thể của các bên khi tham gia phát triển công trình xanh là gì?
Công trình xanh đem lại nhiều lợi ích chung cho chủ đầu tư và khách hàng. Đối với chủ đầu tư, công trình xanh giúp chủ đầu tư thu được nguồn lợi lớn hơn nhiều so với công trình thường về mặt dài hạn. Lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là giảm chi phí vận hành (thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư). Qua đó, làm tăng giá trị tài sản, mức hoàn vốn đầu tư nhanh, hấp dẫn khách hàng. Công trình xanh cũng đóng vai trò không nhỏ trong tạo dựng thương hiệu và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Đối với khách hàng, công trình xanh mang đến môi trường sống trong lành, cải thiện sức khỏe và tăng năng suất làm việc. Khách hàng chọn công trình xanh cũng tiết kiệm được chi phí điện nước, chi phí khấu hao cũng giảm.
Và trên hết, với cộng đồng, công trình xanh góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Với cộng đồng, công trình xanh góp phần không nhỏ vào
việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
– Trước đây, công trình xanh là sản phẩm độc quyền của phân khúc hạng sang và cao cấp. Gần đây có một số dự án thuộc phân khúc trung cấp và bình dân đạt chuẩn công trình xanh. Theo ông, công trình xanh có đơn thuần là một hướng đi, một cách thức riêng nhằm gia tăng tính cạnh tranh, thanh khoản của phân khúc nhà ở này?
Tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, công trình xanh không còn là yếu tố “nên có” mà đã trở thành một lợi thế cạnh tranh ở cấp độ cao. Những tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào công trình xanh để duy trì lợi thế cạnh tranh này.
Bên cạnh đó, tôi muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa môi trường và sự phát triển bền vững của công trình xanh thuộc phân khúc nhà giá thấp và trung bình. Tại Việt Nam hiện nay, đa số các giải pháp công trình xanh mới chỉ được áp dụng tại các dự án thuộc phân khúc cao cấp, nơi khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn để có được chất lượng sống tốt hơn, trong lành hơn. Trong khi đó, nhà giá thấp và trung bình là phân khúc có số người sử dụng nhiều nhất, tiêu tốn nhiều năng lượng nhất thì chưa được quan tâm ứng dụng các thiết kế xanh, công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng. Triển khai các giải pháp xanh tại những công trình nhà ở giá thấp và trung bình là một xu thế tất yếu nhằm tạo nên những cộng đồng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
– Để các công trình xanh thuộc phân khúc nhà giá thấp và trung bình nở rộ trong tương lai, theo ông, nhà nước cần có những cơ chế ưu đãi nào để kích cầu thị trường?
Theo tôi, để thúc đẩy phát triển những công trình xanh trong phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình, Nhà nước cần xây dựng những chương trình hỗ trợ ít nhất 20 năm, với các nội dung cụ thể từ tín dụng, từ quỹ đất, từ ưu đãi cho chủ đầu tư… Về dài hạn, việc thành lập Ủy ban hoặc Hội đồng nhà ở, theo mô hình công ty, với sự tham gia của đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội, đại diện các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp là cần thiết. Những tổ chức này sẽ vận hành theo quy luật của thị trường.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Liên hệ: 043 200 6920