Việc lắp đặt cửa cuốn ngày nay khi xây nhà đã không còn quá xa lạ đối với nhiều hộ gia đình, tuy nhiên về cấu tạo cửa cuốn thì không phải ai cũng hiểu hết được cũng như bộ phận liên quan đến nó. Và để có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo của nó thì cùng xem qua các thông tin chi tiết mà Dolphin đã chia sẻ ở bài viết dưới đây!
1. Tại sao cửa cuốn lại được sử dụng phổ biến?
Một trong những nguyên nhân mà cửa cuốn được nhiều người ưa chuộng có lẽ bởi tính tiện ích, và có lẽ cấu tạo cửa cuốn đã mang lại cho nó được điều đó. Được thiết kế với nguyên tắc chuyển động tròn của động cơ sang động cơ thẳng đứng của thân cửa. Với cấu tạo cửa cuốn đó đã giúp nó mang đến cho ngôi nhà của bạn một phong cách lịch sự trang nhã và hơn hết là sự an toàn.
Và tại sao cửa cuốn lại được sử dụng phổ biến như vây? Ngoài sự tiện ích thì chắc chắn còn nhờ những tính năng ưu việt mà cấu tạo cửa cuốn và những bộ phận liên quan mang lại mà những loại cửa khác không thể làm được.
- Được lắp đặt một cách nhanh chóng, tiện lợi không gây tốn không gian thì cửa cuốn là loại cửa đầu tiên có thể làm được khi nhà bạn bị hạn chế về mặt diện tích.
- Với những cấu tạo cửa cuốn đặc biệt thì việc tránh tiếng ồn, ô nhiễm sẽ đem đến một cách hiệu quả hơn những loại cửa thông thường khác, và nó còn mang lại sự an ninh, an toàn cực kì cao.
2. Vậy thì cấu tạo cửa cuốn sẽ như thế nào?
Nhìn chung thì cấu tạo cửa cuốn sẽ tương đối giống nhau và chỉ khác về chất liệu hay độ dày mà bạn muốn lắp đặt tùy mục đích, giá thành mà bạn nên cân nhắc, sau đây là cấu tạo cửa cuốn chi tiết, các bộ phận chính mà Dolphin sẽ chia sẻ cho mọi người:
- Thanh cuốn( Lam): Là thành phần chính cấu tạo cửa cuốn, thường chất liệu của nó làm từ thép, nhôm hoặc hợp kim. Đây là phần cuốn lên và xuống khi mọi người mở và đóng cửa.
- Động cơ của cửa: Thường thì cửa cuốn tự động được trang bị một động cơ điện để từ đó có thể tự động mở và đóng cửa. Thường động cơ này sẽ được đặt ở cuối lam hoặc có thể đặt trong hộp cách ly.
- Hộp cách ly: Là nơi chứa động cơ và cũng như các bộ phận điều khiển của cửa, từ đó giúp bảo vệ chúng khỏi các yếu tố bên ngoài như nước mưa và bụi bẩn tránh bị hỏng.
- Bộ truyền động của cửa: Được chuyển động từ động cơ đến lam, từ đó giúp cửa cuốn mở và đóng một cách mượt mà hơn.
- Kính: Có thể được trang bị kính cho cửa cuốn để cho phép ánh sáng tự nhiên vào nhà và một phần có thể tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn
- Cần khoá và Bộ khóa: Có thể sử dụng bộ khóa cơ hoặc điện tử để đảm bảo an ninh khi sử dụng cửa cuốn
- Các phụ kiện khác: Một số bộ phận khác có liên quan để tiện cho việc sử dụng cho cửa cuốn như bộ lọc ánh sáng, remote điều khiển từ xa và cảm biến an toàn
Như đã nói ở trên thì cấu tạo cửa cuốn có thể thay đổi tùy thuộc vào mẫu mã, yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng khi lắp đặt.
3. Cấu tạo motor của cửa cuốn và nguyên lí hoạt động.
Có đến 3 loại motor của cửa cuốn với hình dáng khác nhau là: mô tơ ống, mô tơ tấm liền và mô tơ xích kéo nhưng hầu hết thành phần cấu tạo của motor gồm 3 phần:
- Phần động cơ: gồm stator và rotor. Stato bao gồm cuộn dây quấn trên các lõi sắt được bố trí trên một vành tròn để có thể tạo ra từ trường quay. Rôto- bộ phận hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
- Bộ phận phanh của motor: một bộ phận quan trọng nhất- hai rơ le đóng mở thực hiện dưới lệnh cửa bộ khiển từ xa. Một rơ le cho chiều xuống một rơ le cho chiều lên.
- Bộ phận điều khiển- rơ le: Sau khi nhận được yêu cầu từ tay điều khiển, tín hiệu sẽ được gửi từ hộp nhận đến đến bộ phận điều khiển trên motor, rơ le sẽ tùy vào lệnh nào mà thực hiện đóng – mở phù hợp. Trong quá trình cửa cuốn hoạt động thì khi đến được vị trí chỉ định- để không cho motor chạy “quá” thì rơ le hành trình sẽ ngắt.
- Bộ phận truyền động của cửa: Truyền động là nhiệm vụ quan trọng nhất của Motor, tác động đến lô cuốn để đóng – mở cửa cuốn. Để truyền động lực đến mặt bích và từ đó quay xích kéo giúp lô cuốn hoạt động chính là nhiệm vụ mà bộ phận này thực hiện.